fbpx

Điều cần biết khi bé ăn dặm

Ăn dặm là một dấu móc quan trọng, trong giai đoạn phát triển của cơ thể bé. Đây là bước ngoặt đánh dấu thời điểm bắt đắt đầu khám phá, trải nghiệm vị giác. Cũng là thời điểm bé bắt đầu tiếp nhận nguồn dinh dưỡng ngoài sữa mẹ. Do đó, bố mẹ nên tìm hiểu kỹ về kiến thức ăn dặm. Cũng như những lưu ý khi bé bắt đầu ăn dặm cho bé? Dưới đây là bài viết giúp đến bạn có thêm kiến thức về cách tập ăn cho trẻ. Hãy cùng tìm hiểu ngay nhé mẹ!
Bé tập ăn dặm
Bé ăn dặm

Thời điểm ăn dặm hợp lý

Khi nào bé bắt đầu ăn dặm? Bao nhiêu tháng có thể ăn dặm? Thời điểm cho bé ăn dặm lần đầu? Đây là câu hỏi được rất nhiều bố mẹ quan tâm:

Theo kiến nghị của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF). Trẻ có thể bắt đầu ăn dặm từ 6 tháng tổi.
Theo WHO và UNICEF:
  • Cho trẻ bú sớm trong vòng 1 giờ sau sinh;
  • Cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời (180 ngày sau sinh);
  • Và bắt đầu cho ăn dặm khi bé được 6 tháng tuổi và tiếp tục cho bé bú mẹ đến 2 tuổi.
Thời điểm em bé 6 tháng tuổi là thời điểm cần bổ sung ăn dặm cho trẻ:
•    Hệ tiêu hóa của trẻ đã phát triển khá hoàn thiện.
•    Có thể hấp thụ những thức ăn đặc và phức tạp hơn so với sữa mẹ.
•    Sữa mẹ không còn đủ năng lượng để đáp ứng nhu cầu phát triển của bé.
Ăn bổ sung khi trẻ được 6 tháng tuổi giúp trẻ phát triển, hoạt động tốt và khỏe mạnh. Nhưng nhiều mẹ cho rằng sau 6 tháng sữa mẹ đã giảm dinh dưỡng nên cần bổ sung ăn dặm. Đây là suy nghĩ chưa đúng. Sữa mẹ vẫn giữ nguyên dưỡng chất tuy nhiên không đáp ứng đủ cho nhu cầu phát triển ngày càng cao của bé.
Giai đoạn này mẹ vẫn cần tiếp tục cho trẻ bú sữa mẹ vì sữa mẹ cung cấp hơn một nửa nhu cầu dinh dưỡng của trẻ. Từ 12 – 14 tháng tuổi, sữa mẹ cung cấp 1/3 nhu cầu dinh dưỡng của trẻ. Ngoài ra, sữa mẹ còn cung cấp các yếu tố miễn dịch giúp trẻ phòng tránh các loại bệnh, gắn kết mẹ con giúp trẻ phát triển tâm lý.

Những nguy hiểm khi cho trẻ ăn dặm sớm

bé ăn dặm sớm
Bé ăn dặm sớm
Nhiều bố mẹ, ông bà điều sợ sữa sẽ không dủ dinh dưỡng. dưỡng chất cho bé. Khiến bé nhẹ cân, không tăng cân hay con không cứng cáp. Nên nhiều cha mẹ, đã vội cho bé ăn dặm khi còn quá sớm. Bé dưới 6 tháng tuổi nhưng thấy bé bắt đâu thích thú với đồ ăn nên nghĩ bé đã có thể ăn dặm. Đây là điều không nên một chút nào, bé ăn dặm sớm sẽ gây ra nhiều hậu quả rất xấu:
  • Trước 6 tháng 6 tháng tuổi hệ tiêu hóa của bé chưa hoàn thiện. Hệ thống mem tiêu hóa chưa đầy đủ, để tiêu hóa thức ăn dặm. Dẫn đến nguy cơ rối loạn tiêu hóa, táo bón.
  • Sức đề kháng của trẻ giảm vì thiếu dưỡng chất từ sữa mẹ.
  • Giảm bú mẹ sẽ dẫn tới giảm phản xạ tiết sữa, mẹ có nguy cơ mất sữa sớm.
  • Tăng nguy cơ nghẹn khi ăn dặm
  • Tăng nguy cơ dị ứng.

Nguy cơ khi cho trẻ ăn dặm muộn

Ngược lại với các mẹ muốn cho ăn dặm sớm, có nhiều mẹ lại quá cuồng sữa mẹ. Luôn nghĩ rằng sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho con, nên không cần bổ sung thêm gì. (Điều này chỉ đúng trong giai doạn 6 tháng dầu đời). Hoặc bố mẹ trì hoãn việc cho con ăn dặm vì không biết cho bé ăn gì, chế biến làm sao?. Nếu vậy hãy theo dõi chuyên mục ăn dặm nhà Nhiên nhé để biết các công thức, cũng như cách chế biến.
  • Lưu ý: Trường hợp sinh nôn nên cho bé ăn dặm muộn hơn và theo lời khuyên của bác sĩ mẹ nhé.

Ăn dặm muộn sẽ dẫn đến những nguy cơ:

  • Chậm phát triển cả chiều cao và cân nặng
  • Suy dinh dưỡng
  • Thiếu các vi chất: Thiếu máu, thiếu sắt, còi xươn do thiếu Calci

Lưu ý trong thời kỳ ăn dặm đầu này

  • Ăn dặm phải kết hợp uống sữa: Trẻ 6 tháng ăn dặm nhưng bú sữa mẹ vãn là nguồn cung câp dinh dưỡng chính. Vì ăn dặm chỉ là phụ, giai đoạn này bé chưa ăn được nhiều.
  • Cho trẻ ăn dặm theo nguyên tắc cơ bản: Từ lỏng đến đặc trong thời gian đầu làm quen với ăn dặm. Chỉ nên cho trẻ ăn bột loãng sau đó tăng dần độ đặc lên. Để đảm bảo trẻ có thể làm quen với thức ăn. Học được phản xạ nhai nuốt giúp kích thích tăng tiết các men tiêu hóa.
  • Cho bé ăn từ ít đến nhiều: Bé chỉ mới bắt đầu tập làm quen với ăn dặm, bổ sung đồ ăn mới ngoài sữa mẹ. Bố mẹ nên cho bé ăn từng chút một. Những bữa ăn đầu có thể chỉ từ 5 – 10 ml thức ăn và ăn 1 bữa/ngày. Tăng dần lượng đồ ăn và cho ăn 2 bữa/ngày. Có thể bổ sung các bữa phụ với hoa quả, váng sữa,…
    Lưu ý: Bé sẽ đòi ăn thêm nhưng không nên cho ăn thêm. Vì dạ dày và hệ tiêu hóa chưa thích nghi dễ dẫn tới táo bón hay rồi loạn tiêu hóa.
  • Thực phẩm lựa chọn để chế biến đồ ăn cho trẻ phải sạch, đảm bảo vệ sinh, có nguồn gốc rõ ràng để không ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa của trẻ.
  • Chế biến đồ ăn dặm cho bé đầy đủ dinh dưỡng, hợp vệ sinh
    Lưu ý: Chỉ nên nấu đồ ăn dặm đủ ăn 1 lần. Vì nếu nấu cho chả ngày, hâm đi hâm lại sẽ mất ngon và mất hết chất dinh dưỡng. Để thêm khảo quyết nấu ăn dặm mẹ có thể theo dõi Tiktok nhà Nhiên nhé

Tiktok @Nhiên Kids: https://www.tiktok.com/@nhienkids

  • Đừng cho bé ăn 1 món quá nhiều lần: Đôi khi bé chỉ thích ăn một món ăn dặm, bố mẹ không nên chiều bé. Thời gian này bé cần trải nghiệm da dạng thực ăn dặm.
  • Nên cho bé ngồi ăn thoải mái thay vì bé, cha mẹ nên tapj ngồi cho bé ăn để tránh bị sặc và và tạo thói quen tốt cho bé.

Đừng lo lắng: Mỗi bé có thể trạng khác nhau, chính vì vậy ba mẹ không nên nóng lòng. Khi thấy con mình ăn kém hơn so với các bạn đồng trang lứa. Đồng thời cũng không nên ép trẻ ăn, sẽ khiến trẻ nhanh chán, không muốn thử đồ ăn mới.

Tóm lại cho trẻ ăn dặm không chỉ cần đúng cách, mà còn phải đúng thời điểm. Để đảm bảo dưỡng chất sẽ được trẻ hấp thu tốt và đầy đủ cho bé.

Ăn dặm cần chuẩn bị những gì

Ở trên bài viết Nhiên đã nói về thời điểm ăn dặm và lưu ý khi ăn dặm. Vậy khi ăn dặm bố mẹ cần chuẩn bị dụng cụ hay mua sắm đồ gì là hợp lý nhất. Với kinh nghiệm làm mẹ của 2 đứa con, Nhiên xin chia sẽ kinh nghiệm của mình nhé các mẹ;

1. Nghế ăn dặm

Tại sao phải dùng ghế ăn dặm cho bé? Đây là vật dụng rất cần thiết nhất khi cho bé khi bé ăn dặm. Công cụ hỗ trợ đắc lực cho bố mẹ giúp bé ăn dặm, ghế ăn dặm sẽ mang lại những lợi ích như:
ghế ăn dặm
Ghế ăn dặm cho bé
  • Ghế ăn dặm giúp hạn chế các nguy cơ như nghẹn, hóc, sặc, trớ….Do ngồi ăn sai tư thế hoặc vừa ăn, vừa chạy nhảy.
  • Ghế ăn dặm cho bé sẽ giúp bé ngồi đúng tư thế giúp cho hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.
  • Giúp bé cố định chổ ngồi, ngồi thoải mái hơn. Nếu không có ghế ăn dặm cha mẹ sẽ rất vất vả. Vì giai đoạn ăn dặm bé rất hiếu động, tinh nghịch, không chú tăm ăn uống.
  • Ghế ăn dặm giúp bé hứng thú với việc ăn uống hơn: Nhà sản xuất đã tính toán tư thế ngồi, tầm mắt của bé giúp bé kích thích ăn uống hơn.

Kinh nghiệm lựa chọn ghế ăn dặm cho bé

  • Chất liệu của ghế ăn dặm: Không chỉ chọn mua ghế ăn dặm cho bé mà mua bắt cứ đồ cho bé. Bố mẹ cần lưu ý đến chất liệu có an toàn cho bé không. Nhiên khuyến cáo mọi người nên chọn chất liệu là Gỗ, Nhựa cao cấp, không chứa BPA và các chất độc hại cho bé.
  • Tính tiện dụng của ghế ăn dặm cho bé: Ghế ăn dặm cha mẹ nên chọn phải đơn giản, gọn gàng dễ lắp đặt, duy chuyển. Đồng thời có thể điều chỉnh kích thước chiều cao để có thể dùng được lâu dài. Và đặc biệt dễ dàng vệ sinh và lâu dọn sau khi bé dùng bữa.
  • Tính an toàn của ghế ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi: Ở giai đoạn này như đã nói bé rất hiếu động, thích nô đùa. Vì vậy mẹ cần mua một chiếc ghế chắc chắn, không bị trơn trượt. Ngoài ra cần có dây dai an toàn cho bé, giữ bé cố định và dể tránh bé ngã ra ngoài.

2. Yếm ăn dặm để không làm rơi thức ăn

Trong thời gian đầu bé mới bắt đầu ăn dặm, bé thường không hợp tác ăn uống gọn gàng. Thức ăn vương ra ngoài, đổ đồ ăn lên áo quần của bé. Vì vậy, áo yếm chính là công cụ để ngăn thức ăn, sữa bị vương đổ lên quần áo. Yếm ăn dặm giúp bào vệ làn da nhạy cảm của bé, tránh thức ăn vương vãi lên gây rôm rảy, gứa gấy. Yếm ăn dặm mẹ có thể dễ dàng mua các nơi nhưng lưu ý nên mua sản phẩm có chất liệu an toàn cho bé.

3. Dụng cụ chế biến

Để có thể nấu được các món ăn dặm ngon và nhanh chóng. Các mẹ nên có nhưng dụng cụ sau đây để dễ dàng sơ chế, cũng như nấu cho bé.

Dụng cụ dể làm nhuyễn

Máy xay

  • Máy xay đây là dụng cụ dùng để xay nhuyễn các loại đồ ăn, hoa quả, rau củ

Rây thức ăn dặm

  • Rây thường được làm từ chất liệu inox với tay cầm bằng nhựa hoặc gỗ cách nhiệt. Phần mắt lưới rây lọc quan trọng nhất vì nó là nơi lọc hoặc rây nhuyễn thực phẩm.
Lưu ý: Nên chọn nhưng loại rây tốt, có mắt lưới cứng chắc, để khi rây tránh mảnh thép bị gãy rơi vào thức ăn của bé.
Nên dùng rây hay máy xay để nghiền thức ăn dặm cho bé? Khi dùng thì dùng rây, khi nào dùng máy xay để chế biến thực phẩm ăn dặm cho bé.
Ray thức ăm dặm cho bé
Ray thức ăm dặm cho bé
Công dụng của chúng đều dùng để nghiềm nát thức ăn tuy nhiên:

Công dụng rây nghiền thức ăn

  • Mẹ có thể kiểm soát được độ mịn, của thức ăn
  • Có thể dễ tăng độ đặc, thô của thức ăn của bé
  • Rây thức ăn giúp giữ các chất dinh dưỡng, không bị mất đi
  • Thức ăn được rây giúp bé ăn ngon miệng hơn
  • Rây còn có thể ép nước cho bé

Công dụng máy xay 

  • Giúp mẹ tiết kiệm thời gian, công sức chế biến
  • Máy say nên sử dụng để nghiền nát, sơ chế ,gia vị, đồ sống.
Kết luận: Mẹ nên dùng rây để nghiền thức ăn chín cho bé ăn. Còn máy say nên sử dụng sơ chế thức ăn.
Ngoài ra mẹ còn Các dụng cụ khác như: Máy ép, nầu áp suất…

4. Khay đựng & bảo quản thức ăn dặm

Khay đựng cáp đông thức ăn dặm

Vì bé mới bắt đầu ăn dặm bé ăn ít tuy nhiên việc sơ chế rất tốn thời gián, công sức. Vì vậy, bố mẹ có thể xay thức ăn, rây sẵn và cho vào các khay có nắp để cấp đông (khoảng một tuần) để dùng dần.

 Màng, hộp dựng thực phẩm sơ chế

Việc sơ chế thực phẩm sống, rau củ cần được bảo quản khi chưa sủ dụng. Các mẹ nên sắm cho mình màng bọc thực phẩm, hay hộp dựng. Để bao quản thực được, tươi ngon và tốt hơn.

5. Dụng cụ cho bé ăn dặm

Chén bát, muỗng, thìa

  • Chén bát, khay và thìa ăn dặm là những thứ không thể thiếu khi bé bắt đầu ăn dặm. Vì vậy mẹ hãy chuẩn bị cho bé nhà mình nhé.

Lưu ý: Mẹ nên chọn nhưng bộ dụng cụ ăn dặm phù hợp với chất liệu an toàn. Cùng với đó thìa nhỏ chất liệu mềm để không ảnh hưởng đến vùng lợi còn non nớt của trẻ. Nếu có hãy chọn loại thìa đổi màu nếu đồ ăn quá nóng.

Bình tập uống cho bé

  • Bé 6 tháng tuối đã có thế sử dụng bình tập uống để uống nước. Chiếc bình sẽ giúp bé uống nước đỡ bị sặc, không bị đỗ ra ngoài.

Túi nhai ăn hoa quả cho bé ăn dặm

Mẹ nên mua túi nhai cho bé ăn dặm các bữa phụ bằng trái cây. Túi nhai sẽ giúp bé có một bữa ăn ngon miệng, bố mẹ không cần lo lắng chuyện con bị hóc thức ăn.

Xem thêm bài viết: Túi nhai

Ăn dặm theo độ tuổi

Các mẹ nên nhớ rằng sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Do đó hãy duy trùy cho con bú đến 24 tháng, kết hợp ăn dặm vài cho con bú theo từng gia đoan phát triển của bé.

Số lượng ml sữa bé cần uống
Số lượng ml sữa bé cần uống/lần

Giai đoạn 6 tháng đầu đời

Theo kiến nghị của tổ chức Y Tế Thế Giới nên cho bé bú hoàn toàn trong 6 tháng đâu đời. Trong trường hợp đặc biết của bác sĩ chỉ định mới cho bé ăn dặm trước 6 tháng tuổi.

Vậy trong gia đoạn này bé uống bao nhiêu ml sữa là đủ?

Số lượng sữa bé cần uống sau chào đời
Số lượng ml sữa bé cần uống mỗi cữ trong 7 ngày chào đời

Giai đoạn 1 (6 – 8 tháng tuổi)

Đây là giai đoạn đầu tiên bé bắt đầu ăn dặm, bé bắt đầu khám phá đồ ăn ngoài sừa. Giai đoạn này cha mẹ cần chú ý:

  • Độ thô đặc của thức ăn dặm: Đây là giai đoạn thức ăn ở dạng loãng mịn, độ thô đặc giống sữa chua.
  • Phản xạ nuốt: Lúc này lưỡi của trẻ bắt đầu có phản xạ đưa và đẩy. Thức ăn sẽ được đẩy từ đằng trước ra đằng sau rồi nuốt chửng.
  • Bé 6-8 tháng tuổi ăn bé ăn dặm bao nhiêu là đủ? Bên cạnh 6 cữ sữa mỗi ngày (khoảng 700 – 900 ml). Mẹ có thể bổ cho bé ăn dặm khoảng 6 – 12 muỗng (5ml/ muỗng) thức ăn. Lúc này, mẹ đã có thể cho bé ăn 1-2 bữa chính và bữa phụ mỗi ngày.
  • Đối với cháo/ bột: Đây là gioạn bé chỉ có thể chỉ là “nuốt chửng”. Vì vậy, mẹ nên nấu cháo loãng theo tỉ lệ 1 gạo, 10 nước, sau đó rây qua lưới thật nhuyễn.
  • Đối với các loại, rau củ, quả: Bạn hấp/luộc cho thật kỹ các loại như: Bí đỏ, súp lơ, râu dền, cà rốt, bí ngòi, khoai tây, khoai lang, bí xanh,… và Hãy rây ngay khi chúng còn nóng, để dễ dàng rây nhuyễn nhé.
  • Đối với các loại trái cây: Chuối, bơ, lê, táo, đu đủ, xoài, đào… có thể rây nhuyễn, xay sinh tố. Hoặc cắt thành miếng nhỏ, để  vào túi nhai cho bé nhắm nháp.
Ngoài ra, Mẹ có thể cho thêm 1 ít nước dashi vào đồ ăn dặm của bé. Giúp món ăn đậm đà hơn, kích thích vị giác giúp bé ăn dặm nhiều.
Mẹ có thể tham khảo các bài viết:

Các công thức làm nước Dash

Thực đơn ăn dặm cho bé 6-8 tháng tuổi

Gia đoạn 2 (8 đến 12 tháng)

Đây là giai đoạn bé ăn dặm có thể nhai được, giai đoạn này lưỡi bé có thể đẩy thức ăn lên xuống. Bé dùng hàm trên dưới cùng với răng mới nhú làm tan thức ăn.
  • Độ thô của thức ăn dặm: Mẹ chế biến, nghiền nát thức ăn sao cho có độ mềm, đặc như đậu hũ non
  • Chế độ ăn: Giai đoạn này bé sẽ bắt đầu ăn 2 bữa chính và 1 bữa phụ vẫn kết hợp uống sữa nhé mẹ.
  • Đối với cháo: Ở giai đoạn này, cháo nấu theo tỉ lệ là 1 gạo và 7 nước. Chỉ cần ray qua 1 lần là được
  • Đối với rau củ: Ở giai đoạn này mẹ chỉ cần hấp/luộc rau củ cho mềm. Sau đó dùng muỗng nghiềm qua cho bé là được.
  • Đối với đạm: Thời điểm này bé đã có thể hấp thụ tốt các chất đạm. Vì vậy bạn có thể chế biến các món từ thịt, cá, hải sản… cho bé. Lưu ý: Thịt cá vẫn phải rây nhuyễn, lọc bỏ hết xương. Lúc này bé có thể ăn được 1/3 lòng đỏ trứng mẹ có thể cho bé thử. Sang đến 10 tháng thì cho bé làm quen với cua biển, mực, nội tạng, tim, gan…

Mẹ có thể tham khảo các bài viết: Thực đơn cho bé 8-12 tháng tuổi

Gia đoạn 3 (12 đến 18 tháng)

Ở giai đoạn ăn dặm này bé đã bắt đầu nhai được bình thường. Lưỡi của trẻ đã bắt đầu có phản xạ đưa thức ăn sang bên trái và phải và hàm đã có phản xạ nhai.
  • Độ thô của thức ăn dặm: Mẹ có thể nấu các món ăn dặm sao cho độ mềm như chuối. Bé đã có thể ăn thô khá tốt nên bạn có thể cho bé tự cầm ăn nhé.
  • Chế độ ăn: Bé ăn 2 bữa chính và 1 bữa phụ vẫn kết hợp uống sữa
  • Đối với cháo: Bé đã có thể nhai thành thục hơn nên bạn hãy nấu cháo với tỷ lệ 1 gạo và 5 nước. Cháo nấu chín kỹ xong cho bé ăn nguyên hạt.
  • Đối với rau củ: Mẹ thái lát nhỏ và hấp hoặc luộc chín kỹ để nguội. Mẹ có thể cho bé tự cầm nắm tự ăn.
  • Đối với các chất đạm: Lúc này có thể chế biến đa đạng hơn như hấp, xào, luộc, chiên…
  • Bé 12-18 tháng tuổi ăn bé ăn dặm bao nhiêu là đủ? Số lượng đồ ăn tùy thuộc vào thể tích dạ dày và cân nặng của bé. Mỗi cữ bé có thể ăn tối đa 30ml/kg cân nặng.

Tuy nhiên, các chuyên gia cũng cho rằng, bé mới là người quyết định mình cần bao nhiêu thức ăn mỗi lần/ngày. Vì trẻ em sẽ không bao giờ tự bỏ đói bản thân mình. Do đó, nếu bé không muốn ăn thì bố mẹ không nên ép vì có thể bé ăn đã no.

Mẹ có thể tham khảo bài viết: Thực đơn cho bé 12-19 tháng tuổi

Các kiểu ăn dặm phổ biến

Những kiểu ăn dặm phổ biến
Những kiểu ăn dặm phổ biến
Hiện nay chưa có định nghĩa hay khái niệm nào chính xác về kiểu ăn dặm cho bé. Theo Nhiên tìm hiểu thì có 3 kiểu ăn dặm phổ biến mà người Việt hay áp dụng:
  1. Ăn dặm truyền thống
  2. Ăn dặm kiểu Nhật
  3. Ăn dặm chỉ huy

Chúng ta cùng tìm hiểu xem 3 kiểu cho bé ăn dặm này. Có những ưu điểm và nhược điểm gì để bạn có thê chọn lựa cho con mình phù hợp nhất.

Ăn dặm truyền thống

Ăn dặm truyền thống là đây là cách ông bà cha mẹ chúng ta thường sử dụng. Đây là phương pháp xay nhuyễn các loại thực ăn với nhau sẵn có. Thời gian đầu là với các loại bột ngũ cốc. Sau đó là các loại thịt, cá, gia cầm, rau củ… Để tạo ra các loại bột, cháo khác nhau
Phương pháp này có ưu điểm và nhược điểm như sau:

Ưu điểm

  • Bé dễ tiêu hoá vì thức ăn đã được xay nhuyễn.
  • Mẹ không mất nhiều thời gian chuẩn bị, thức ăn dễ chế biến.
  • Khẩu phần ăn dễ được điều chỉnh từ ít đến nhiều tuỳ khả năng của bé.
  • Dễ dàng hơn để xem con bạn đã ăn được bao nhiêu.

Nhược điểm

  • Thức ăn được trộn lẫn và xay nhuyễn nên bé sẽ không biết được vị từng loại thức ăn.
  • Vì xay nhuyễn nên không biết bé bị dị ứng loại thức ăn nào đó
  • Làm giảm khả năng nhai nuốt của bé vì thức ăn đã được xây nhuyễn

Ăn dặm chỉ huy

Ăn dặm chỉ huy đang là phường ngày càng phổ biến. Đây là phương pháp khuyến kích trẻ tự ăn ngày tự đầu. Bé có thể tự chọn các món thức ăn tùy thích. Tùy vào độ tuổi mẹ có thể nấu độ mềm, đặc của thức ăn cho phù hợp
Mẹ có thể tham khảo bài viết: Thực đơn ăn dặm
Ưu và nhược điểm của phương phát ăn dặm tự chỉ huy này

Ưu điểm

  • Nó khuyến khích việc ăn uống độc lập sớm hơn.
  • Trẻ sơ sinh có thể dễ quyết định thời điểm ăn no hơn và ít bị thừa cân về lâu dài.
  • Cả gia đình bạn có thể ăn cùng nhau.

Nhược điểm

  • Tốn nhiều thời gian để chuẩn bị đồ ăn dặm cho con
  • Phải mua nhiều loại thức ăn
  • Con ăn sẽ làn thức ăn vương vãi khắp nơi

Ăn dặm kiểu Nhật

Phương pháp ăn dặm kiểu Nhật là phương pháp ăn dặm có nguồn gốc từ Nhật Bản. Theo Nhiên đây là phương pháp kết hợp hoàn hảo giữa ăn dặm chỉ huy và ăn dặm truyền thống. Đây là phương pháp nhiều cha mẹ trẻ ở Việt Nam áp dụng. Chúng ta cùng xem thử kiểu ăn dặm theo kiểu Nhật này có ưu và nhược điểm gì

Ưu điểm

  • Kích thích bé ăn ngon, tiêu hóa và hấp thu chất dinh dưỡng tốt
  • Không cảm thấy nhàm chán với đồ ăn
  • Tạo phản xạ tốt nhai và nuốt
  • Giúp bé làm quen với mùi vị đồ ăn, kích thích vị giác
  • Hạn chế tối đa tình trạng thừa cân, béo phì do hạn chế dùng xương, thịt để nấu nước dùng.
  • Giúp nâng cao khả năng tự lập của bé.
Bé hòa hứng vào đồ ăn dặm
Bé hòa hứng vào đồ ăn dặm theo kiểu Nhật

Nhược điểm

  • Kiếm mẹ tốn nhiều thời gian hơn trong việc lên thực đơn, chuẩn bị nguyên liệu hay chế biến.
  • Tốn nhiều tiền để mua nguyên liêu và các dụng cụ ăn dặm cho bé
  • Không tăng cân nhanh
  • Bầy bừa, lộn xộn đồ ăn

Mẹ có thể tham khảo bài viết: Thực đơn ăn dặm cho kiểu nhật

Các thực phẩm cần tránh cho trẻ dưới 12 tháng tuổi ăn

Trong quá trình tập cho bé ăn dặm việc nên cho bé thử càng nhiều loại thực phẩm càng tốt. Nhưng không phải loại thực phẩm nào bé cũng tốt cho bé. Dưới đây là các loại thực phẩm mẹ nên tránh khi bé dưới bé 12 tháng tuổi.

  • Mật ong: Mật ông là thực không cho bé ăn Không bao giờ cho trẻ sơ sinh dưới 12 tháng tuổi uống mật ong vì nguy cơ ngộ độc thực phẩm, một dạng ngộ độc thực phẩm nghiêm trọng.
  • Muối: Thời điểm bé dưới 12 thàn tuổi, thận của bé vẫn chưa phát triển hoàn thiện. Chính vì vậy trẻ vẫn chưa thích ứng được lượng muối quá nhiều. Trẻ dưới 1 tuổi chỉ cần 0.4 g muối, nồng độ này đã có sẵn trong sữa mẹ nên không cần dùng thêm muối. Thừa muối có thể làm tăng áp lực lên thận và gây ra nhiều vấn đề về huyết áp khi trẻ lớn lên.
  •  Đường: Ở độ tuổi này đường sẽ gây sâu răng, tăng nguy cơ béo phì và tiểu đường khi trưởng thành. Lượng đường mà bé dưới 1 tuổi cần mỗi ngày thực chất đã có sẵn trong các loại hoa quả, thức ăn từ tinh bột… mà bé ăn nên mẹ không cần phải cho thêm đường.
  • Socola: Socola chứa hàm lượng caffein và đường quá cao. Đây không phải là loại thực phẩm thích hợp cho trẻ dưới 1 tuổi.
  • Các loại thức nhanh, đồ hộp: Vì nhưng loại đồ ăn này có nồng độ muối, đường vượt ngưỡng cho phép. Hơn nữa đồ ăn này không tốt cho cơ thể bé và người lớn.
  • Nước giải khát, đồ uống có ga: Chứa nhiều đường và các chất ngọt nhân tạo, không tốt cho bé. Nó gây hư răng, một số loại nước còn chứa caffeine khiến trẻ không thể ngủ, bồn chồn và dễ cáu kỉnh.
  • Đồ uống có cồn: Phải để tránh xa loại đồ uống này, bé uống phải nguy cơ ngộ độc có thể dẫn đến tử vong.
  • Trứng chưa nấu chín: Những loại này có thể chứa vi khuẩn Salmonella , có thể gây bệnh cho em bé của bạn.
  • Quả nhỏ và hạt: Những loại quả nhỏ có hạt nhãn, vải, dưa hấu, đào, mận và anh đào… cần loại bỉ hạt trước khi cho bé ăn. Không nên cho bé ăn những loại nguyên hạt như hạt hướng dương hoặc hạt bí ngô…  bé dễ bị hóc
  • Thực phẩm cứng hoặc giòn: Các loại hạt, bỏng ngô và bánh quy giòn. Những thực phẩm có nguy cơ gây nghẹn

Có nên nêm gia vị trong thức ăn dặm của bé

  • Theo nghiên cứu của chuyên gia và các viện dinh dưỡng khuyến cáo. Cha mẹ không nên nêm gia vị vào đồ ăn dặm của bé dưới 12 tháng tuổi.
Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết về Những điều cần biết khi bé ăn dặm! Hi vọng rằng Nhiên đã cung cấp cho bạn nhiều kiến thức bổ ích về ăn dặm.
5/5 - (1 bình chọn)
b84f1da16238720c51690bb28aa86241?s=150&d=mp&r=g
Marketing Manager tại Nhiên Kids | About me | Bài viết

Xin chào! rất vui vì bạn đã ghé thăm Nhiên Kids. Hoài tên đầy đủ là Nguyễn Thu Hoài là Marketing Manager của Nhiên Kids. Hoài chịu trách nhiệm quản nội dung đăng tải trên trang web nhienkids.com. Những thông tin bài viết đăng tải hi vọng giúp ích được cho bạn.